Skip to content
nhà cung cấp giải pháp chống giả chuyên nghiệp
Tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp | Temchonghanggia.vn
  • Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Về chúng tôi
  • Giải pháp
    • Sử dụng tem chống hàng giả hàng nhái do Bộ Công An cấp
    • Giải pháp điều tra, xử lý hàng giả hàng nhái
    • Giải pháp giám định sản phẩm
    • Gói giải pháp tổng thể
  • Tem chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả của Bộ Công an
    • Tem xác thực điện tử smartcheck – Bộ Công An
    • Giải pháp xác thực điện tử Open Smartcheck
    • Tem chống giả Decal vỡ kết hợp sử dụng công nghệ phát quang và công nghệ nhiệt
    • Tem chống giả Hologram (tem ánh hoặc tem 7 màu)
    • Tem chống giả Decal vỡ kết hợp sử dụng công nghệ phát quang và công nghệ phản quang
  • Tin tức
    • Bảo vệ thương hiệu
    • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

XUẤT XỨ HÀNG HÓA – QUY ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG GIAN LẬN

Posted on 11/08/2018 by Biên Tập Viên Biên Tập Viên
0

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ như tạm dừng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời gian 03 tháng đến 06 tháng.

Phân biệt rõ hàng hóa có xuất xứ hoặc không có xuất xứ:

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 08/03/2018 được Chính phủ quy định rõ, hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định; Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định.

Hoàng hóa xuất xứ thuần túy:

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong một số trường hợp điển hình như: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó; Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó…

Hay như các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế; Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ điểm 1 đến điểm 9 tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.

Xuất xứ hàng hóa thuần túy
Hàng hóa xuất xứ thuần túy là được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ

Hàng hóa xuất xứ không thuần túy:

Hàng hóa được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT  hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Cũng theo thông tư 05/2018/TT-BCT , hàng hóa xuất xứ không thuần túy được quy định theo 02 tiêu chí:

Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “tỷ lệ phần trăm giá trị”, trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ được coi là một phần cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa cũng sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa đó. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hoá; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hoá với chủng loại số lượng phù hợp được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.

Hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình trạng bị tháo rời được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.

Hàng hóa xuất xứ không thuần túy
Xuất xứ hàng hóa  không thuần túy là những hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định.

Biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa:

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với 03 trường hợp:

Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong 03 tháng, kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong 06 tháng, kể từ ngày phát hiện thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và tạm dừng cấp trong 06 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cáp Giấy chứng nhận tiến hành hậu kiểm.

Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu trên, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận có thể áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

giay-chung-nhan-xuat-xu
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu

Ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

– Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
– Xúc tiến thương mại. 
 
Than khảo thêm:  
Quy định về nhãn phụ đối với mặt hàng nhập khẩu
Chống giả cho sản phẩm nhập khẩu : Tem Bộ Công An, Tem Smartcheck truy xuất thông tin sản phẩm
 

 

 

Post Views: 140

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần giải pháp chống giả An Hà
15 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0936233454
contact@temchonghanggia.com
  • THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023
  • Tem xác thực điện tử Smarcheck đồng hành cùng nhãn hiệu “Ramset” và “Epcon G5″bảo vệ hàng chính hãng
  • Hướng dẫn tải App Smartcheck – Ứng dụng nhận diện hàng Việt chính hãng
  • Tem xác thực điện tử Smartcheck đồng hành cùng Triển lãm quốc tế chuyên ngành y, dược Việt Nam 2022
  • Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh bị xử phạt 70 triệu đồng do vi phạm sản xuất thuốc

CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

Trung tâm Kỹ thuật Tài liệu nghiệp vụ- BCA



Bộ Khoa Học Công Nghê - Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam



Bộ Công Thương - Cục Quản Lý Thị Trường

TEMCHONGHANGGIA.VN

Giải pháp kết hợp tem chống hàng giả Bộ Công An và công nghệ xác thực điện tử Qr code

Đảm bảo pháp lý đầy đủ

Chống giả tuyệt đối

Chống bàn tràn hàng/ Hỗ trợ remarketing

LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Giải pháp chống giả An Hà
Địa chỉ: Phòng 207, Khách sạn Thể thao, Số 15 Lê Văn Thiêm, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện Thoại: 024.3555.8212 - Fax: 024.3555.8211
Email: Contact@temchonghanggia.com

Bản đồ đường đến

Bản quyền thuộc công ty cổ phần giải pháp chống giả An Hà - AnhaCorp JSC @2021 Tel: 024.3555.8212 - Fax: 024.3555.8211
Contact Me on Zalo