Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP trong đó nêu rõ điều kiện kinh doanh khí. Nghị định có hiệu lực từ 1/8/2018.
Điểm nổi bật nhất của NGHỊ ĐỊNH 87/2018/NĐ-CP:
Nghị định 87 gồm 6 Chương với 60 Điều. Điểm nổi bật nhất của Nghị định lần này là đã đơn giản hóa và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh về quy mô tối thiểu, quy định về sở hữu cơ sở vật chất, quy định bắt buộc phải thiết lập hệ thống phân phối và một số thủ tục hành chính. Thay vào đó, Nghị định nhấn mạnh các yêu cầu về an toàn, phòng cháy, chữa cháy.
Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí theo nghị định 87/2018/NĐ-CP gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai.
Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí theo nghị định 87/2018/NĐ-CP gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định; có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí theo nghị định 87/2018/NĐ-CP gồm: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai theo nghị định 87/2018/NĐ-CP như sau: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Nghị định 87 nêu rõ, các thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở kinh doanh khí đã tồn tại trước ngày Nghị định 87/2018/NĐ-CP có hiệu lực, chưa đáp ứng khoảng cách an toàn về bố trí bồn chứa, khu vực nạp, sau 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực chưa thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí được tiếp tục hoạt động đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực và đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận…
NGHỊ ĐỊNH 87/2018/NĐ-CP đã tháo gỡ nhiều vướng mắc đối với các doanh nghiệp kinh doanh khí quy mô vừa và nhỏ:
Việc gỡ bỏ nhiều quy định bất hợp lý đem lại niềm vui cho hàng ngàn doanh nghiệp. Nó giúp các doanh nghiệp được ‘cởi trói’ khỏi những điều kiện kinh doanh bắt buộc gây khó khăn trong việc gia nhập và cạnh trạnh trên thị trường.

Điểm nổi bật nhất của Nghị định này là đã đơn giản hóa và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh về quy mô tối thiểu, quy định về sở hữu cơ sở vật chất, quy định bắt buộc phải thiết lập hệ thống phân phối; các thủ tục hành chính còn nhiều và rườm rà.
Cụ thể, các điều kiện gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp đã được bãi bỏ, đơn cử như quy định nhà phân phối phải có 100 nghìn bình gas.
Nghị định nêu rõ, điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Những băn khoăn của doanh nghiệp về NGHỊ ĐỊNH 87/2018/NĐ-CP:
Đối với điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán lẻ LPG, Hiệp hội gas và các doanh nghiệp lo ngại dễ phát sinh việc mua bán LPG chai lòng vòng, không thể kiểm soát được chất lượng, giá cả và tính an toàn của chai LPG lưu thông trên thị trường.
Trong khi hiện nay trên thị trường kinh doanh LPG, liên tục xảy ra các vụ việc liên quan đến hành vi chiếm dụng, cắt tai, mài vỏ chai LPG, chai LPG không có nhãn hiệu hàng hóa, chai LPG không đáp ứng an toàn kỹ thuật, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng người tiêu dùng, làm thiệt hại kinh tế của các thương nhân đầu tư kinh doanh chân chính, bài bản.

Hơn nữa, Nghị định 87 cho phép thương nhân kinh doanh LPG được thuê chai LPG, nhưng không quy định chai LPG phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường LPG, khi xảy ra cháy nổ sẽ không thể gắn trách nhiệm cụ thể đến từng thương nhân, không gắn và truy trách nhiệm cuối cùng của thương nhân đối với chai LPG.
“Nếu cho phép thuê và đi thuê chai chứa LPG sẽ có nguy cơ rất cao, hình thành đối tượng chuyên đi thu gom chai chứa LPG của các chủ sở hữu đang lưu hành trên thị trường, sau đó hoán cải thành các nhãn hiệu nổi tiếng khác và cho thuê làm rối loạn thị trường, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhãn hiệu gas chân chính, gây mất an toàn cho người sử dụng”, Hiệp hội gas cũng như các doanh nghiệp cùng chung băn khoăn.
Giải pháp dán tem cho các sản phẩm khí sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được việc nhái nhãn hiệu và rối loạn thị trường:
Thông thường với một vỏ bình đúng tiêu chuẩn sẽ có chữ khắc nổi của thương hiệu trên vỏ. Bên trong có chữ xác nhận, thân bình gas được dập bằng khuôn thép. Sau đó vỏ được đem đi kiểm định cũng như thử áp lực… rồi mới có thể chứa gas bán ra thị trường.
Với một bình gas giả, chữ nổi phía trên vỏ bình gas của nhà sản xuất chính hãng sẽ được dập cho mất đi, thậm chí đốt, tháo van, thay đế, rồi hàn lại… để xóa mọi dấu vết của vỏ bình gas chính hãng, thay vào đó là tên của đơn vị khác.
Việc phân biệt bình gas thật và giả theo cách này rất khó khăn. Chính vì vậy hiện nay nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tem chống giả để dán lên vỏ bình gas. Giải pháp này giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Tham khảo một số loại tem hay được các doanh nghiệp kinh doanh khí sử dụng:
*** Tem chống giả sử dụng mã Qrcode truy xuất thông tin sản phẩm.