Gần đây, bạn có thể thấy rất nhiều bài viết đã nói về việc QR code được sử dụng rất rộng rãi ở châu Á. Vậy QR code là gì?
QR Code là một loại mã dạng hình vuông chứa thông tin trong đó. Chúng cũng giống như mã vạch trên các sản phẩm ở siêu thị vậy. QR code cũng là một dạng mã vạch chứa thông tin mà bạn có thể dùng camera của điện thoại để đọc.
Không giống như NFC – công nghệ dùng để đọc smart card, keycard – đòi hỏi điện thoại phải hỗ trợ riêng. QR code chỉ cần điện thoại có camera là đọc được. Hiện tại, công nghệ mã vạch này đang được sử dụng vô cùng phổ biến ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Một trong những cách QR code hay được dùng nhất đó là tính năng thêm bạn, đăng ký theo dõi trên WeChat; trả tiền khi mua hàng ngoài phố; kết nối Wi-Fi ở cửa hàng; đọc thêm thông tin từ các tờ tạp chí; và tìm hiểu thêm về phong cách và thời trang của một nhãn hàng nào đó.
Ngoài ra còn rất nhiều cách khác mà QR code được sử dụng ở Trung Quốc. Như những gì liệt kê dưới đây, ta sẽ thấy QR code có phạm vi sử dụng rất lớn, phục vụ rất nhiều mục đích sử dụng rất mới.
Những thứ mà ai cũng biết, nhưng tại Trung Quốc thì họ đang dùng với QR code
1. Tiền mừng đám cưới
Trên thiệp mời, nếu bạn thấy có in dòng “không tặng quà cưới” thì nó có nghĩa là “mừng tiền là được rồi”. Ở Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng, tiền mặt thường được sử dụng nhiều hơn quà.
Trong các dịp như đám cưới, sinh nhật… tiền mặt đều được sử dụng nhiều hơn. Ở Trung Quốc, người ta thường đưa một phong bì đỏ có tiền trong đó như một lời chúc mừng.
Ở đây ta có thể thấy một lễ tân tại đám cưới đang đeo một tấm thẻ có in QR code để nhận tiền mừng. Những ai quên đem phong bì có thể dùng cách này để mừng đám cưới.
2. Cho tiền những người nghèo khó, vô gia cư
Thẳng thắn mà nói, ăn mày ở Trung Quốc đã đi vào thời đại mới nhờ có sự thâm nhập công nghệ ở đây. Giờ thì chả ai có thể nói là không có tiền lẻ để bố thí nữa. Trong khi đó, gần như ai ai cũng phải có điện thoại mang theo.
Ở hình trên, bạn có thể thấy một người ăn xin đang nhận tiền. Rất thông minh khi người ăn mày này cũng cung cấp một hình thức nhận khác khi có cả QR code.
3. Nhận tiền công đức
Ở Trung Quốc, sự thâm nhập của QR Code sâu đến nỗi nó không chỉ dùng để tặng quà hay ăn xin. Ngay cả các đền chùa giờ cũng nhận công đức bằng QR code. Tại sao chỉ cho du khách mỗi cái hòm để bỏ tiền khi ta có thể cho thêm cả QR code nữa?
Hình dưới là một hòm công đức ở một ngôi chùa ở Hàng Châu.
4. Nhận diện vật nuôi
Chẳng hẳn ai cũng từng nhìn thấy tờ thông báo “tìm vật nuôi”. Thường thì mấy tờ thông báo này dán đầy cột điện hay tường ngoài đường. Vì có cách nào khác để tìm được bọn đi lạc này đâu.
Tại Trung Quốc thì có cách khác hay hơn. Mỗi một thú cưng sẽ có một QR code. Khi được scan, QR code này không chỉ cung cấp thông tin về con vật mà người chủ cũng được thông báo mã đó được scan khi nào và ở đâu.
5. Thông tin về người cao tuổi.
Ở Mỹ, có một hẳn một ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử từ vòng đeo cổ đến chuông báo động. Nhưng nếu chỉ một mã QR có thể giải quyết hết các vấn đề đó thì sao?
Ở Bắc Kinh, một bệnh viện đang đề xuất sử dụng QR code cho các bệnh nhân cao tuổi để định danh họ (và xem bệnh án) nếu như họ bị đem tới bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh. Các thông tin này có thể được xem dựa vào một QR code được đeo ở cổ.
6. Tìm kiếm việc làm
Tại các trường đại học, cửa hàng rau quả và bãi đỗ xe ở Mỹ, người ta thường thấy các thông báo tuyển nhân viên của các công ty. Ở đó có yêu cầu và thông tin liên lạc của nhà tuyển dụng. Mặc dù giờ công nghệ khá phát triển, nhưng cách làm truyền thống này vẫn rất phổ biến. Ở Trung Quốc, dùng QR code là đủ.
Hình dưới là một bức tường ở tỉnh Thiểm Tây, tại đại học công nghệ Liao Ning, được phủ kín QR code. Ai quan tâm đến việc làm có thể scan mã tương ứng để xem yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Những thứ giờ đã có thể làm (hoặc dễ hơn để làm) nhờ có QR code
7. Kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, đồ uống
Trong các nhà hàng ở Trung Quốc, bạn có thể dùng QR code để trả tiền đồ ăn. Nhưng thậm chí các nhà phân phối đồ ăn cũng đang tận dùng QR code. Ví dụ như siêu thị chẳng hạn.
Trong siêu thị họ in QR code lên các sản phẩm để bạn có thể tra được nguồn gốc của loại hoa quả hay rau củ đó. Nó được sản xuất ở nông trại nào? Vận chuyển ra sao? Trong khi đó, các nhà sản xuất rượu dùng QR code như một cách xác minh hàng chính hãng. Ngoài ra nó cũng còn để giới thiệu sản phẩm (làm từ nho gì, nên dùng cùng gì).
8. Chia sẻ xe đạp
Chia sẻ xe đạp rất phổ biến ở Trung quốc. Ở đây có từ 8 đến 10 triệu xe đạp chia sẻ trên đường phố. Đa phần mọi người dân đều dùng xe đạp. Dù rằng trong số đó nhiều người có ô tô, thậm chí có lái xe riêng.
Nhưng dù vậy, lý do khiến nó phổ biến như thế là do điện thoại. Người dùng ở Trung Quốc chỉ cần scan QR code in trên xe đạp để có thể dùng nó. QR code đặc biệt rất thích hợp cho việc này bởi mỗi xe cần có một mã riêng biệt. Và mỗi xe cũng cần có một cách để kết nối đến dịch vụ trả tiền. QR code giúp làm việc này một cách nhanh chóng mà chẳng cần thêm phần cứng nào cả.
9. Dùng cho Marketing
Một trong những thách thức bán hàng từ online đến offline là việc phân phối. Ví dụ, ở Mỹ, các nhân viên bán hàng qua điện thoại thường hỏi người mua một mã mua hàng hoặc dùng các bảng quảng cáo nằm ở các vùng cụ thể.
Ở Trung Quốc, một trong những cách dễ nhất để tổng hợp và phân biệt các giao dịch. Đó là cho mỗi đại lý một QR code và quảng cáo “scan để trúng thưởng”. Công ty chỉ cần dựa vào đó để xác định doanh số của từng đại lý.
Và các cách sử dụng QR code thú vị
10. Dùng thay phù hiệu
Ai trong chúng ta cũng có phù hiệu để đeo ở chỗ làm việc. Nếu dùng QR code như phù hiệu thì sao? Điều này không hề phi thực tế tí nào khi mà điện thoại đang quá phổ biến như hiện nay.
Như hình dưới, người dùng QR code ở điện thoại như phù hiệu để vào khu tự phục vụ ở cửa hàng bán lẻ. QR code ở đây dùng như một chứng mình và kiêm luôn cả thanh toán. Vậy nên khi người dùng rời cửa hàng, tiền mua hàng sẽ tự động được thanh toán.
11. QR code ở các biển hiệu
Bạn có nhớ các biển hiệu to đùng trên đường cao tốc với số điện thoại in trên đó? Ở Nam Ninh, Trung Quốc, các biển hiệu thông minh với QR code cung cấp tên và số liên lạc với cảnh sát địa phương.
Chúng cũng cung cấp hướng dẫn tham quan và chỉ đường và cách làm giấy phép cư trú. Tuy nhiên cách chúng phát triển ở các app bản đồ vẫn còn tiếp tục phải chờ đợi xem.
12. Xăm tạm một hình QR code
Trong một số tình huống, QR code có thể được đóng dấu lên các PG. Đây là cách các công ty đã làm ở Zhengzhou International Auto Show. Ở một trường hợp khác, ca sỹ Wei Chen cũng xăm một hình xăm tạm thời lên cổ.
Hình xăm QR code này là một lời nhắn gửi đến các fan hâm mộ của anh ở một nhạc hội tại Bắc Kinh vài năm trước. (Nếu bạn tò mò thì hình xăm này nghĩa là: “Bạn sẽ bên tôi suốt đời chứ?)
Và QR code cũng dùng cho cả… người chết. Người Trung Quốc tin rằng QR code tồn tại mãi mãi, thậm chí cả trên mộ cũng được khắc QR code.
Những mã QR này sẽ chứa tiểu sử của người dưới mộ cả hình ảnh và video. Chủ tịch hiệp hội tang lễ Trung quóc nói: “Trong thời hiện đại, mọi người nên kỷ niệm những người thân yêu đã mất của họ theo những cách hiện đại”
Các QR code ngoại cỡ
13. Quảng cáo cỡ lớn
Khi mà biển quảng cáo như hình dưới đây ra đời vào năm 2012 nó đã gây bất ngờ lớn vì kích thước ngoại cỡ của nó. Ngay cả tại Trung Quốc, nơi QR code được dùng rất phổ biến, điều này cũng vẫn gây bất ngờ.
Đó là quảng cáo cho một app nghe nhạc. Và quảng cáo này đã rất thành công. Nó có thể được scan cho dù khoảng cách là rất xa . Nhanh và tiện hơn việc phải nhớ URL và gõ vào trình duyệt hay nhớ tên app rồi tìm.
14. Biển hiệu cỡ lớn
Đã bao giờ bạn phải nheo mắt nhìn vào tấm biển có giờ đóng cửa khi lái xe bởi một cửa hàng đã đóng cửa? Tại khu buôn bán quần áo quốc tế TianYa ở Bắc Kinh, du khách có thể quét mã QR từ xa để thêm tài khoản chính thức của trung tâm mua sắm và lấy thông tin họ cần, đồng thời cung cấp cho trung tâm mua sắm cơ hội giao lưu với người mua sắm sau chuyến đi đến trung tâm mua sắm.
15. In cả trên một cánh đồng
Dù cho là được in ở trên cỏ hay trên biển hiệu – trên củ kiệu hay trên villa – QR code luôn dễ gây chú ý mọi nơi. Ở ví dụ dưới, một công ty bất động sản ở Phật Sơn, Trung Quốc đã thiết kế một QR code với diện tích hơn 6300 mét vuông. Kết quả là đã có hơn 10 triệu lượt quét mã QR này. Một công ty khác cũng đã làm một mã QR tương tự để quảng cáo bất động sản thông qua một game scan và trúng thưởng.
16. Bonus: vì Panda.
Tấm biển này cao hơn 6m và được làm từ hơn 20.000 bông cẩm chướng và hoa hồng. Ngoài ra nó còn có một chú gấu Panda ở đó nữa. Tại sao lại vừa không chụp ảnh và scan mã QR này cùng một lúc luôn? Bạn sẽ được đọc thêm thông tin về vườn thú hoang dã Yun Nan và chú gấu trúc tên Si Jia.