Sử dụng mỹ phẩm đang dần trở thành thói quen không thể thiếu trong đời sống hàng ngày đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm làm đẹp ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Điều này kéo theo một cuộc chạy đua giữa các công ty trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Phái đẹp có nhiều sự lựa chọn cho nhan sắc của mình hơn nhưng những sản phẩm họ đang tin dùng có thực sự đảm bảo?. Có phải lúc nào các nhà sản xuất cũng biết yêu thương khách hàng của mình?,… Lợi nhuận cùng với nhiều yếu tố cám dỗ khác có thể khiến họ “làm ngơ” đặt vào các sản phẩm của mình một vài hợp chất không mấy thân thiện với da. Đứng trên phương diện là một người tiêu dùng, trong bài viết này tớ sẽ cùng các bạn điểm qua một số chất cấm trong mỹ phẩm và những hệ lụy khi sử dụng mỹ phẩm chứa chất cấm thường xuyên.
Thực trạng trong nước các công ty mỹ phẩm sử dụng chất cấm giờ ra sao?
Gần đây nhất ngày 01/03/2023 Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi, nhiều loại mỹ phẩm sản xuất trong nước, đáng lưu ý, serum khử thâm X2 – Nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics có chứa chất cấm.
Cùng với mỹ phẩm Huyền Phi Cosmetics, Cục Quản lý Dược yêu cầu đình chỉ và thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác. Trong đó, Cục liên tiếp ban hành 4 văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc khoảng 30 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH một thành viên SX – TM Nguyễn Hoàng Na sản xuất và được các công ty khác đứng tên công bố và chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Hay trường hợp của “ông lớn” Unilever cuối năm 2021 đã phát thông báo đến người tiêu dùng thu hồi những sản phẩm dầu gội khô dạng xịt được bán ra. Các sản phẩm bị thu hồi đến từ những thương hiệu khác nhau thuộc sở hữu của Unilever: Dove, TRESemmé, Nexxus, Suave, TIGI. Được biết, trong các sản phẩm dầu gội khô này có chứa nồng độ benzen cao.. Theo thông báo thu hồi từ Unilever, việc tiếp xúc với benzen có thể xảy ra khi hít phải, tiếp xúc bằng miệng và qua da có thể dẫn đến các bệnh ung thư bao gồm bệnh bạch cầu và ung thư máu.
Các chất cấm trong mỹ phẩm chị em nên biết
Điểm mặt một số tên chất cấm điển hình trong mỹ phẩm mà chị em hay gặp:
Nhóm các chất cấm trong mỹ phẩm thuộc nhóm chất nhuộm màu
- Coal tar hoặc Coal tar dyes
- Silicone
Nhóm các chất cấm trong mỹ phẩm thuộc nhóm chất bảo quản
- Formaldehyde
- Mineral oil
- DEA/TEA/MEA
Nhóm các chất cấm trong mỹ phẩm thuộc nhóm chất tẩy
- Fragrance – Parfum
- Paraben
- Hạt vi nhựa
- Dibutyl Phthalate (DBP)
- Hydroquinone
Sản phẩm có chứa chất cấm trong mỹ phẩm gây ra những hệ lụy gì cho người tiêu dùng
Sử dụng mỹ phẩm làm đẹp là nhu cầu tất yếu của chị em phụ nữ. Tuy nhiên khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào bôi lên cơ thể chị em nên chú ý đến thành phần. Bởi rất có thể bạn sẽ mua phải sản phẩm chứa chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Mặc dù có thể mang đến hiệu quả tức thời hoặc chưa gây hại ngay nhưng về lâu dài sẽ càng ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và sức khỏe bên trong.
Chẳng hạn như Paraben có tác dụng hạn chế sự phát triển vi khuẩn và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Paraben được sử dụng làm chất bảo quản hóa học với mục đích bảo quản mỹ phẩm lâu hơn. Nó có thể có mặt trong rất nhiều sản phẩm như kem dưỡng ẩm, kem nền, dầu gội đầu,…
Chất Parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen có thể gây rối loạn nội tiết tố. Nghiên cứu cho thấy tiếp xúc quá nhiều với paraben có thể dẫn đến ung thư vú, viêm biểu bì da, sớm dẫn đến các triệu chứng mãn kinh. Propylparaben giảm khả năng sinh sản ở nam và Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời.
Hay Mineral oil Mineral oil là chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Chất này được sản sinh từ dầu hỏa thô. Có tác dụng làm mềm, mượt da nhưng mặt khác làm cản trở sự bài tiết của da, gây bít tắc lỗ chân lông và dễ sinh ra mụn. Nghiêm trọng hơn là Mineral oil được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Chị em đang gặp các vấn đề về da mặt bị mụn trứng cá cần cân nhắc thành phần trước khi sử dụng, tránh xa những mỹ phẩm có thành phần Benzoyl Peroxide, chất này được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nên rất phổ biến trong các loại kem hoặc thuốc trị mụn không kê đơn. Tuy nhiên Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá, nếu sử dụng Benzoyl Peroxide ở nồng độ không phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người. Peroxide rất độc khi hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.
Không phải lúc nào các nhà sản xuất cũng biết yêu thương khách hàng của mình 100%, tiền & lợi nhuận cùng với nhiều yếu tố cám dỗ khác có thể khiến các nhà sản xuất “vô tình” có chủ ý đặt vào các sản phẩm của mình một vài hợp chất không mấy thân thiện với da. Họ làm ngơ với những hậu quả của việc sử dụng những chất cấm mỹ phẩm đó trong thời gian lâu dài đối với người sử dụng như tăng nguy cơ ung thư vú (Paraben), ảnh hưởng đường hô hấp (Triethanolamine), gây vô sinh (Petrolatum và Paraffinum liquidum), gây hại cho hệ thống thần kinh (Fragrance), nghiêm trọng hơn là dẫn đến trầm cảm (Butylene Glycol), lão hóa da,…
Trước thực trạng nói trên, nhiều chuyên gia y tế kiến nghị Cục Quản lý dược và các cơ quan chức năng triển khai chiến dịch chỉ đạo rà soát, kiểm tra thị trường mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, những cơ sở sản xuất nhằm sớm đình chỉ, xử lý những sản phẩm chứa chất cấm, cơ sở sản xuất sử dụng chất cấm hoặc không đảm bảo điều kiện sản xuất. Hãy là người tiêu dùng thông thái, nên mua và sử dụng những sản phẩm từ các công ty có uy tín, nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng để không bị tiền mất, tật mang bạn nhé.
Nguyễn Lộc