Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu và tập trung bảo vệ, đầu tư, quảng bá và đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Thì gần đây, sau hàng loạt vụ nhãn hiệu Việt Nam bị xâm phạm, các doanh nghiệp Việt mới giật mình nhận ra một yếu tố cũng quan trọng không kém chất lượng của sản phẩm, đó là phải bảo vệ thương hiệu. Vậy thương hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu?
Thương hiệu (brand) là gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau:
Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Mặc dù thuật ngữ “brand” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của brand.
Quan điểm của InvestOne Law Firm: Là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Về mặt nhận diện, brand là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn hiệu) có thể nhận diện bằng mắt.
Ví dụ như Công ty CP giải pháp chống giả An Hà có thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp chống giả cho các doanh nghiệp ở các dòng tem:
- Tem chống giả Bộ Công an
- Tem xác thực điện tử Qr Code Smartcheck
- Tem chống giả hologram
- Tem kiểm định
- …
Hay nghĩ đến Tập đoàn VinGroup thì gắn liền với hàng loạt brandnổi tiếng như:
- VinHomes
- VinMart
- VinFast
- VinPearl
- VinMec
- …
Một brand tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người. Nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu?
Giúp doanh nghiệp định hình phong cách: Việc xây dựng brand đã giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh, cá tính riêng và uy tín. Từ đó khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu hơn, tăng tính nhận diện, sức cạnh tranh của thương hiệu với thị trường.
Hình thành tệp khách hàng trung thành: Việc xây dựng và phát triển brand mạnh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được một lượng lớn khách hàng trung thành, có niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ tệp khách hàng này, doanh nghiệp của bạn sẽ có lượng khách hàng ổn định, đảm bảo cho sự phát triển kinh doanh.
Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Một TH mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường dễ dàng về các khía cạnh giá cả, thu hút nhân tài, đầu tư. Khi đã có vị thế trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự quan tâm cũng như thu hút nhiều nhân tài có chất lượng đến với doanh nghiệp.
Bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro: Khi thương hiệu có giá trị cao, có bảo hộ thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tránh được những pha chơi xấu của đối thủ, đồng thời tránh được những hệ lụy khi làm hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng.
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển thì khoảng cách về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp được rút ngắn, sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm thu hẹp. Thì cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một, thay vào đó là cạnh tranh về thương hiệu. Hiểu rõ về thương hiệu, hi vọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã với nhiều đặc sản vùng miền có cái có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc bảo vệ brand của mình tránh những rủi ro không đáng có như việc xâm phạm, tranh chấp lẫn nhau.