Ông Đỗ Thanh Lam-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 5.372 vụ và xử lý 1.390 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, với tổng số tiền thu phạt hơn 17,2 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hoàng Tùng/TTXVN)
Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay (22/8), ở Hà Nội.
Theo ông Đỗ Thanh Lam, hiện tình hình vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp, các vụ vi phạm không chỉ nhỏ lẻ mà còn có những vụ vi phạm lớn liên quan đến nhiều địa bàn, thậm chí có cả yếu tố nước ngoài như việc phân bón kém chất lượng sản xuất tại Trung Quốc.
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã tịch thu 917 tấn phân bón các loại, nhiều vụ phân bón giả, kém chất lượng bị thu giữ lớn như Chi cục quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình kiểm tra, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an khởi tố vụ án kinh doanh 36 tấn phân bón giả; hay Chi cục quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp lực lượng Công an phát hiện xử lý 2 vụ vận chuyển 225 tấn phân DAP do Trung Quốc sản xuất không đảm bảo chất lượng.
[ Khởi tố vụ sản xuất phân bón giả với quy mô lớn ]
Đối tượng vi phạm đa dạng, bao gồm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất-kinh doanh tư nhân, tư thương, buôn bán nhỏ, lẻ… Đặc biệt có cả những hộ nông dân cũng mua tích trữ phân bón giá rẻ với số lượng lớn có phân bón giả, kém chất lượng rồi trực tiếp bán lại cho người dân xung quanh rất khó kiểm tra, kiểm soát và xử lý, ông Lam cho hay.
Địa bàn vi phạm mang yếu tố liên tỉnh, thành phố, từ các tỉnh biên giới phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến các tỉnh trên tuyến đường vận chuyển như Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Ninh vào tiêu thụ tại các tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm như Thái Bình, Nam Định, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Tiền Giang…; các tỉnh vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, ít người, khan hiếm phân bón vì điều kiện giao thông còn khó khăn như Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, vùng Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ… và các tỉnh, thành phố tập trung sản xuất công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng phân bón trong nông nghiệp hiện nay, bà Nguyễn Kim Liên-Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết, cần triển khai đồng bộ các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và cơ quan ban ngành cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo từ trung ương đến địa phương chấp hành các quy định của luật pháp trong sản xuất, kinh doanh phân bón đồng thời tích cực tuyên truyền cho người dân không tham gia tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật và không kinh doanh, tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng.
Mặt khác, tới đây, Bộ Công thương cũng sẽ sớm trình Chính phủ thông qua “Đề án chống buôn lậu và sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng,” hi vọng ngành phân bón trong nước sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, bà Nguyễn Kim Liên cho biết.
Theo ông Đỗ Thanh Lam, hiện tình hình vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp, các vụ vi phạm không chỉ nhỏ lẻ mà còn có những vụ vi phạm lớn liên quan đến nhiều địa bàn, thậm chí có cả yếu tố nước ngoài như việc phân bón kém chất lượng sản xuất tại Trung Quốc.
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã tịch thu 917 tấn phân bón các loại, nhiều vụ phân bón giả, kém chất lượng bị thu giữ lớn như Chi cục quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình kiểm tra, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an khởi tố vụ án kinh doanh 36 tấn phân bón giả; hay Chi cục quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp lực lượng Công an phát hiện xử lý 2 vụ vận chuyển 225 tấn phân DAP do Trung Quốc sản xuất không đảm bảo chất lượng.
[ Khởi tố vụ sản xuất phân bón giả với quy mô lớn ]
Đối tượng vi phạm đa dạng, bao gồm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất-kinh doanh tư nhân, tư thương, buôn bán nhỏ, lẻ… Đặc biệt có cả những hộ nông dân cũng mua tích trữ phân bón giá rẻ với số lượng lớn có phân bón giả, kém chất lượng rồi trực tiếp bán lại cho người dân xung quanh rất khó kiểm tra, kiểm soát và xử lý, ông Lam cho hay.
Địa bàn vi phạm mang yếu tố liên tỉnh, thành phố, từ các tỉnh biên giới phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến các tỉnh trên tuyến đường vận chuyển như Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Ninh vào tiêu thụ tại các tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm như Thái Bình, Nam Định, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Tiền Giang…; các tỉnh vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, ít người, khan hiếm phân bón vì điều kiện giao thông còn khó khăn như Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, vùng Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ… và các tỉnh, thành phố tập trung sản xuất công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng phân bón trong nông nghiệp hiện nay, bà Nguyễn Kim Liên-Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết, cần triển khai đồng bộ các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và cơ quan ban ngành cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo từ trung ương đến địa phương chấp hành các quy định của luật pháp trong sản xuất, kinh doanh phân bón đồng thời tích cực tuyên truyền cho người dân không tham gia tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật và không kinh doanh, tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng.
Mặt khác, tới đây, Bộ Công thương cũng sẽ sớm trình Chính phủ thông qua “Đề án chống buôn lậu và sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng,” hi vọng ngành phân bón trong nước sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, bà Nguyễn Kim Liên cho biết.
Hiện nay tổng nhu cầu phân bón của nước ta là khoảng 10,275 triệu tấn/năm. Cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất các loại phân Urê, phân lân, phân DAP, phân NPK.
Tổng năng lực công suất sản xuất phân hóa học trong nước đạt khoảng trên 8 triệu tấn/năm, đáp ứng được trên 80% nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp./. |
Thanh Tâm (Vietnam+)