CHÍNH PHỦ _________ Số: 76/2010/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________________________ Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
__________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá thành 3 Điều như sau:
Điều 11a. Vi phạm các quy định về kinh doanh rượu nhập lậu
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh rượu nhập lậu có trị giá đến 500.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ 100.000.000 đồng trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trị giá dưới 100.000.000 đồng và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 đến khoản 8 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định từ khoản 4 đến khoản 8 của Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả: tiêu huỷ tang vật là rượu nhập lậu không đảm bảo chất lượng theo quy định gây hại cho sức khoẻ con người. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ tang vật vi phạm là rượu nhập lậu không đảm bảo chất lượng theo quy định gây hại cho sức khoẻ con người quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định.
Điều 11b. Vi phạm các quy định về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng đến 10 bao (1 bao = 20 điếu; đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 10 bao đến 50 bao.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 50 bao đến 100 bao.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 100 bao đến 200 bao.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 200 bao đến 400 bao.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 400 bao đến 600 bao.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 600 bao đến 1.000 bao.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 1.000 bao đến dưới 1.500 bao.
9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có số lượng thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
10. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có số lượng dưới 1.500 bao và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định từ khoản 5 đến khoản 9 của Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả: tiêu huỷ tang vật là thuốc lá điếu nhập lậu theo quy định; cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ tang vật vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định.
Điều 11c. Vi phạm các quy định về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhập lậu
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ nguyên liệu thuốc lá nhập lậu dưới dạng lá khô chưa tách cọng có trọng lượng dưới 50 kg (đối với thuốc lá dưới dạng lá rời, lá đã sơ chế tách cọng hoặc thuốc lá sợi, thuốc lá tấm, cọng thuốc lá và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá được quy đổi theo trọng lượng tương đương).
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 50 kg đến 100 kg.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 100 kg đến 300 kg.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 300 kg đến 500 kg.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có số lượng từ trên 500 kg đến 700 kg.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 700 kg đến 1.000 kg.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 1.000 kg đến 1.500 kg.
8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trọng lượng từ trên 1.500 kg đến dưới 2.000 kg.
9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trọng lượng từ 2.000 kg trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
10. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trọng lượng dưới 2.000 kg và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định từ khoản 5 đến khoản 9 của Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả: tiêu huỷ tang vật là nguyên liệu thuốc lá nhập lậu không đảm bảo chất lượng theo quy định; cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ tang vật vi phạm không đảm bảo chất lượng quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2010.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:– Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng TW và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – UB Giám sát tài chính QG; – Kiểm toán Nhà nước; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTN (5b).M |
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng |